5 bước trồng hoa và chăm sóc hoa cho người mới bắt đầu

trồng cây

Trồng hoa không những giúp con người thư giãn sau những giờ phút học tập và làm việc mệt mỏi mà còn mang lại một không gian sống trong lànhtươi máttạo cho ta cảm giác như đang hoà mình vào với thiên nhiên. Nếu bạn chưa từng trồng hoa hay đang tìm kiếm những cách chăm sóc chậu hoa của mình thì những gợi ý dưới đây sẽ rất hữu ích cho bạn.

Chọn chậu trồng hoa 

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại chậu với màu sắc, kích thước và hình dáng phong phú giúp bạn chọn lựa dựa theo sở thích riêng và túi tiền của mình. Hoặc nếu bạn là người yêu thích những món đồ chơi handmade, bạn cũng có thể tự sáng tạo những chậu cây handmade từ những nguyên liệu có sẵn trong nhà. Điều  bạn cần chú ý khi lựa chọn chậu cây là: kích thước chậu cần phù hợp với loại cây bạn muốn trồng và có lỗ thoát nước để không gây ngập úng

Mỗi loại chậu sẽ có những ưu điểm và nhược điểm riêng:

Chậu đất nung: giá cả phải chăng, thân thiện với môi trường, có khả năng thấm và thoát hơi nước tốt nên phù hợp với những loài cây ưa khô. Tuy nhiên, chậu khá dễ vỡ khi di chuyển, màu sắc còn đơn điệu.

Chậu nhựa: bền, nhẹ, thích hợp để treo tường, treo ở ban công. Nhược điểm của chậu nhựa là khó thoát nước, không thoáng khí nên phù hợp với loài cây ưa nước, ưa ẩm. Tuy nhiên, vì khả năng cách nhiệt kém, không nên để chậu nhựa ở nơi có ánh nắng trực tiếp, nắng chiều gay gắt (sẽ làm nóng bầu đất và cháy rễ) hoặc cần được che phủ vào mùa Đông ở miền Bắc, tránh để rễ cây bị lạnh.

Chậu gốm sứ: màu sắc, kiểu dáng đa dạng, giữ ẩm tốt, thích hợp trồng những loài cây ưa ẩm. Tuy nhiên, khả năng thoát nước và thoáng khí kém nên bạn sẽ khó nắm bắt được tình trạng khô ẩm của cây.

Chậu xi mănggiá thành rẻ, thân thiện với môi trường, có độ bền và hút ẩm cao rất phù hợp với những loài cây cảnh ưa khô. Tuy nhiên, chậu hơi dễ vỡ khi vận chuyển, màu sắc khá đa dạng

Chậu gỗ: khả năng chịu nhiệt, chịu lạnh và giữ ẩm tốt, phù hợp với những loài cây cần nhiều nước. Tuy nhiên, chậu dễ bị mục khi tiếp xúc nhiều với nước.

chậu cây
chậu cây

 

Chọn đất 

Công việc này rất quan trọng  nó tác động trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của cây. Đối với cây trồng trong chậu, bạn nên sử dụng đất hữu cơ (hỗn hợp đất có chứa xơ dừa, rơm rạvỏ trấu, đá Vermiculite, phân chuồng. ..) đã qua xử lý bằng công nghệ và phối trộn với tỉ lệ thích hợp. Tránh sử dụng đất trong sân vườn vì có nguy cơ bị lẫn nhiều cây cỏ dại, côn trùng và mầm bệnh  hại đối với cây.

Chọn loài hoa bạn muốn trồng 

Khi chọn cây, bạn cần cân nhắc điều kiện không gian sống của mình. Đừng cố gắng đặt các loài hoa như hoa hồng  (cần có đủ ánh nắng 6 h/ngày) ở nơi chỉ có ánh nắng buổi sáng sớm. Bạn có thể xin lời khuyên từ bạn bè, người thân quen hoặc tìm kiếm trên internet thông qua các blog làm vườn để chọn được cây thích hợp.

Bên cạnh đó, bạn nên đảm bảo mỗi chậu trồng một loại cây. Nếu bạn muốn trồng nhiều loại cây trong một chậu, hãy đảm bảo chúng cùng cần lượng ánh sáng và nhiệt độ như nhau. Đừng trồng cây xương rồng và hoa pansy trong cùng một chậu và chờ đợi chúng phát triển giống nhau.

trồng cây
trồng cây

Chuẩn bị đất trồng trong chậu 

Nếu chậu cây to, hãy đặt chậu ở nơi bạn mong muốn trước khi đổ đất vào bởi chậu cây sau khi có đất sẽ rất nặng nềkhông thể di chuyển. Đặt tấm lọc cafe hoặc mảnh gốm vỡ ở đáy chậu để đảm bảo đất không bị rơi ra ngoài mà vẫn có thể thoát nước.

cách trồng hoa

Bạn cần làm ẩm đất và xới đều trước khi đổ vào chậu. Không nên để đất ngập chậu bởi như thế khi tưới, cây vừa không hấp thụ hết mà nước lại chảy ngược ra ngoài. Thông thường, khoảng cách từ mặt đất lên đến mép đáy chậu nên khoảng 2,5 cm. Trước khi trồng, bạn nên vỗ nhẹ mặt đất cho đầy các khe hở trong chậu, chú ý không nên vỗ mạnh tay.

Tiến hành trồng hoa 

Cẩn thận nghiêng chậu và nhấc cây để trồng vào chậu mới. Để quá trình diễn ra thuận lợi và không gây ảnh hưởng tới bộ rễ của cây, bạn có thể tưới nước vào chậu khoảng 1 giờ trước khi bứng cây ra khỏi chậu. Chú ý không được bẻ thân cây vì sẽ gây gãy rễ. Nếu bầu cây quá chặt, gõ xung quanh thành chậu, sau đó nhẹ nhàng lấy cây ra khỏi chậu

Bước kế tiếp là bắt đầu đặt cây vào chậu mới. Cẩn thận thêm đất vào chậu và từ từ dùng tay xới đất xung quanh chậu cây. Nếu bạn trồng nhiều cây trong một chậu, hãy để chúng cách đều nhau ít nhất 2,5 cm để bạn có thể thêm một ít đất vào ở giữa. Sau khi cây đã được trồng, bạn cần phun sương để giữ đất trong chậu được độ ẩm đồng đều.

cách trồng hoa và chăm sóc cho hoa
trồng hoa

CÁCH CHĂM SÓC CHẬU HOA SAU KHI TRỒNG

TƯỚI NƯỚC

Vào mùa Xuân, khi thời tiết ấm áp, bạn có thể tưới nước một lần một tuần. Khi sang mùa Hè, thời tiết nóng bức sẽ làm cho nước bay hơi nhiều hơn, do đó cây sẽ cần nhiều nước hơn để có thể tăng trưởng. Đối với những chậu cây nhỏ treo trên kệ, bạn có thể tưới nước hai lần một ngày vào buổi sáng và buổi tối, một lần một ngày cho những chậu cây to hơn.

ưới nước cho đến khi bạn nhận thấy nước chảy ra từ những chiếc lỗ dưới đáy chậu, đó là tín hiệu cho thấy tất cả đất trong chậu đã được giữ ẩm. Bạn cần chú ý tưới nước lên bề mặt, không nên tưới lên cả lá hay hoa  nước đọng trên lá dễ dẫn đến ẩm mốc và làm lộ những vết màu cháy xém trên lá cây.

tưới nước
Tưới nước

Bón phân 

Cây trồng trong chậu cần bón phân thường xuyên hơn cây trồng trên mặt đất bởi vì nếu tưới nhiều nước, các chất dinh dưỡng sẽ rất dễ rửa trôi xuống đất. Chính vì thế, bạn cần dành thời gian để bón phân định  cho chậu cây của mình. Cách bón phân hiệu quả là hoà tan phân bón trong nước ấm theo tỉ lệ và chỉ dẫn của nhà sản xuất. Nếu bạn không có đủ thời gian chăm sóc cây trồng, bạn hãy sử dụng loại phân hoà tan chậm, có đủ các chất dinh dưỡng để phân giải từ từ.

Cắt tỉa

Để thúc đẩy sự phát triển và ra hoa của cây, bạn có thể cắt tỉa những cành lá úa, cành sâu bệnhnhững mầm dư thừaloại bỏ những bông hoa tàn. Điều này không những giúp cây sinh trưởng nhanh mà còn nhờ hấp thụ đầy đủ lượng dinh dưỡng cần thiết mà chậu hoa của bạn sẽ trở nên đẹp mắt, gọn gàng hơn.

Cắt tỉa cây
Cắt tỉa cây

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

X